Chạy bộ bị đau bụng là tình trạng mà dù ở lứa tuổi nào, giới tính nào, người mới tập hay tập lâu năm đều có thể gặp phải, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục hiệu quả như thế nào? Cùng Titan Sports tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!
Mục lục
1/ Nguyên nhân gây nên tình trạng chạy bộ bị đau bụng
Tập luyện quá sức: Việc chạy bộ với cường độ cao sẽ khiến nhịp thở tăng nhanh, làm cơ hoành co thắt với cường độ lớn sẽ gây ra tình trạng chạy bộ bị đau bụng theo mỗi nhịp thở.
Ăn quá no trước khi chạy bộ: Chạy bộ ngay sau khi ăn quá no sẽ khiến dạ dày bị căng ra, tạo sức ép lên cơ hoành gây ra triệu chứng đau bụng, rất có hại cho dạ dày.
Khởi động không kỹ càng: Không khởi động hoặc khởi động qua loa sẽ khiến cơ bụng chưa sẵn sàng với việc chạy bộ cường độ cao nên dễ bị đau.
Uống nước không đúng cách: Chạy bộ có thể khiến cơ thể mất nước và việc uống cùng lúc một lượng nước lớn có thể gây ra sức ép lên cơ hoành, cơ liên sườn gây ra tình trạng đau bụng, sốc hông.
Hơi thở ngắn: Chạy bộ khiến cơ bắp hoạt động liên tục nên đòi hỏi lượng oxy nhiều hơn bình thường, vì vậy, việc thở ngắn có thể khiến cơ hoành làm việc liên tục, gây đau bụng và sốc hông.
Tư thế chạy bộ chưa chuẩn: Chạy bộ được xem là bài tập dễ nhưng không phải ai cũng có thể tập luyện đúng chuẩn, đúng kỹ thuật. Việc chạy bộ sai tư thế có thể gây đau tức vùng bụng.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ
2/ Cách khắc phục hiệu quả
Khởi động cẩn thận: Trước khi chạy bộ, bạn nên dành ra khoảng 3 phút để thực hiện các động tác khởi động như vặn mình, chống đẩy, xoay khớp giúp tăng cường độ dẻo dai, tăng sức bền và hạn chế chấn thương.
Giảm cường độ tập luyện, thư giãn: Nếu chạy bộ bị đau bụng thì bạn nên giảm cường độ tập luyện, tiến hành đi bộ thư giãn để giảm cơn đau nhanh hơn.
Chú ý đến nhịp thở: Nhịp thở là yếu tố vô cùng quan trọng giúp việc chạy bộ của bạn thực sự đạt hiệu quả, cũng như giảm thiểu tình trạng chạy bộ bị đau bụng.
Không ăn quá no trước khi chạy bộ: Bạn nên ăn trước khi chạy bộ khoảng 2 tiếng để dạ dày có thời gian tiêu hóa. Việc ăn quá no cũng như nhịn đói trước khi chạy bộ đều không tốt cho sức khỏe, giảm hiệu quả tập luyện.
Áp dụng kỹ thuật chạy bộ đúng chuẩn: Bạn nên hơi ngả người ra phía trước một chút, giữ phần cổ và đầu ngẩng cao, lưng thẳng, thả lỏng hai vai, không so vai, không rụt cổ, không gập lưng.
Uống nước đúng cách: Tuyệt đối không đợi tới khi khát mới uống một lượng nước lớn, hãy uống nước thành từng ngụm nhỏ trong quá trình chạy bộ để cơ thể luôn trong trạng thái dồi dào năng lượng.
Tránh xa chất xơ: Trước khi chạy bộ, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất xơ vì sẽ dễ gây ra tình trạng bị co thắt dạ dày, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chạy bộ bị đau bụng.
Tránh xa chất caffeine: Đối với những người tham gia chạy bộ, caffeine lại là chất không tốt cho cơ thể. Bởi nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị đau bụng, co thắt dạ dày.
>>> Xem thêm: Bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi và cách trị hiệu quả
3/ Vì sao nên tập luyện với máy chạy bộ?
Giải pháp tiện lợi và thông minh, giúp đảm bảo hiệu quả tập luyện và tránh khỏi chấn thương được nhiều người lựa chọn hiện nay đó chính là chạy bộ cùng máy chạy bộ điện ngay tại nhà.
Chạy bộ với máy giúp bạn giữ tư thế chuẩn, giảm áp lực lên các cơ xương khớp, hạn chế bị đau bụng, sốc hông hay chấn thương chân. Bạn hoàn toàn có thể chủ động tập luyện mọi lúc mọi nơi, phù hợp với mọi đối tượng, chương trình chạy đa dạng, phong phú.
Trên đây, Titan Sports chia sẻ cùng bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chạy bộ bị đau bụng. Hy vọng bạn sẽ có được một phương pháp tập luyện đúng chuẩn, nâng cao hiệu quả, hạn chế chấn thương nhé!
>>> Tham khảo: Máy chạy bộ điện tại nhà có giá dưới 10 triệu thích hợp cho cả gia đình tập luyện hằng ngày