Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ

đau khớp gối khi chạy bộ

Đau khớp gối khi chạy bộ là một trong những chấn thương thường gặp, gây khó khăn trong việc di chuyển và tập luyện. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng Titan Sports tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ

  • Chạy bộ sai cách: việc bạn cố gắng sải chân thật dài khi chạy bộ sẽ khiến các dây chằng ở đầu gối bị kéo căng quá mức, khiến gối chấn thương và sưng viêm.
  • Vận động quá nhiều: việc chạy bộ quá sức, sử dụng đầu gối nhiều, cúi gập đầu gối thường xuyên sẽ làm tổn thương các mô xung quanh xương bánh chè.
  • Chấn thương: bị té ngã hay va đập trực tiếp tại mắt cá chân, vùng hông hay đầu gối đều có thể gây đau, cứng khớp gối.
  • Cơ đùi yếu hay bị chấn thương: cơ đùi gặp vấn đề có thể khiến cho xương bánh chè lệch khỏi vị trí khi di chuyển và gây ra đau.

đau khớp gối khi chạy bộ

  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng có thể chèn ép và gây áp lực lớn lên khớp gối, gây đau khớp gối khi chạy bộ.
  • Giới tính: Phụ nữ có hông rộng hơn và khớp gối cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều so với nam giới.
  • Có vấn đề về bàn chân: Bàn chân phẳng hoặc vòm chân cong bất thường tạo nên áp lực lớn ở khớp gối khi chạy bộ, dẫn đến những cơn đau đầu gối.

Triệu chứng và biểu hiện

Đau khớp gối khi chạy bộ được biểu hiện bằng những cơn đau nhức ở vùng quanh đầu gối, phía sau xương bánh chè với những triệu chứng cụ thể như sau:

  • Sưng đầu gối, gây khó khăn trong việc đi lại.
  • Khu vực xung quanh đầu gối bị sưng đỏ. 
  • Gối phát ra âm thanh nhỏ hoặc có cảm giác ma sát nơi đầu gối.
  • Có cảm giác đau khi chạy, ngồi xổm, đi bộ, quỳ xuống, thậm chí đứng lên.
  • Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi xuống dốc hoặc xuống cầu thang.
  • Bị cứng khớp gối, đau đầu gối, đặc biệt là khi đi bộ hoặc chạy bộ nhiều.

Xem thêm:

Hậu quả nếu không điều trị kịp thời

Đau khớp gối khi chạy bộ thường bị xem nhẹ và dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn tại vùng đầu gối nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Viêm gân đầu gối: Tình trạng này gây đau ở vị trí trước khớp gối. Cơn đau âm ỉ và diễn ra với tính chất có chu kỳ. Để càng lâu, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng, sau đó giảm dần rồi lại tăng lên.
  • Đau hoặc gãy xương bánh chè: Việc chạy bộ sai tư thế khiến cho xương bánh chè chuyển động lung tung từ trái sang phải, chèn ép lên đầu gối, cọ xát vào xương đùi. Từ đó, bào mòn khớp gối khiến xương bánh chè không thể gập lại như bình thường và gây cảm giác đau nhói.
  • Rách sụn chêm: Khi đầu gối bị tác động mạnh, lớp sụn chêm nằm giữa xương cẳng chân ở phía trên và xương chày ở phía dưới sẽ bị rách, gây sưng đau và cứng khớp gối, làm bạn khó khăn trong di chuyển.
  • Thoái hóa khớp gối: Chạy bộ với cường độ cao sẽ khiến khớp gối bị bào mòn nhanh chóng, hình thành các cơn đau và dẫn đến thoái hóa khớp gối.
  • Tổn thương dây chằng: Dây chằng trước và sau rất dễ bị tổn thương khi bị kéo căng đột ngột, gây nên tình trạng bong gân, co cơ và đau nhức.
  • Hội chứng dải chậu chày: Việc di chuyển nhiều hay chạy bộ sai cách khiến cho dây chằng trật khỏi vị trí ban đầu và cọ xát vào những khu vực xung quanh gây đau. Tình trạng này cũng kéo theo lượng máu nuôi dưỡng các vị trí này bị giảm sút, gây cảm giác đau nhức ở khớp gối.

Cách điều trị hiệu quả

  • Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi tập luyện, tránh gây áp lực lên đầu gối.
  • Chườm đá: Chườm túi nước đá lên đầu gối trong khoảng tối đa 30 phút sẽ giúp tiêu sưng, giảm viêm.
  • Băng đầu gối: Băng đầu gối bằng băng thun hoặc vải mỏng có thể hạn chế sưng, tuy nhiên, không nên băng quá chặt.
  • Nâng cao đầu gối: Đặt một chiếc gối dưới đầu gối lúc ngồi hoặc nằm để giữ cho bàn chân nâng cao trên đầu gối cũng như đầu gối cao hơn tim.

đau khớp gối khi chạy bộ

  • Điều chỉnh giày: Sử dụng giày có kích cỡ phù hợp, hỗ trợ định hình vị trí của bàn chân để tránh một số chấn thương không mong muốn.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu như cơn đau đầu gối trở nên nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn từ bác sĩ giúp hồi phục chấn thương nơi đầu gối.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình, loại bỏ hoặc thay thế phần sụn khớp hư hỏng.

>>> Xem thêm: Máy chạy bộ điện bao nhiêu tiền và nên mua loại nào để tập tại nhà

Biện pháp phòng ngừa

  • Chạy bộ đúng kỹ thuật giúp bảo vệ gân và xương khớp.
  • Khởi động kỹ càng giúp làm nóng cơ thể, co giãn cơ, hạn chế chấn thương.
  • Tăng tần suất và độ dài quãng đường chạy bộ một cách hợp lý.
  • Mang giày vừa vặn, phù hợp không chỉ giúp bảo vệ các khớp và dây chằng ở bàn chân mà còn góp phần làm giảm áp lực tác động lên đầu gối.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và một lịch trình sinh hoạt, tập luyện lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, chấn thương.

Trên đây, Titan Sports chia sẻ cùng bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quá trình bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!

>>> Tham khảo: Máy chạy bộ điện tại nhà có giá dưới 10 triệu thích hợp cho cả gia đình tập luyện hằng ngày

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay