Bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi và cách trị hiệu quả

Bạn thích chơi thể thao, hay chơi thể thao và hay bị bong gân bàn chân nhưng bạn chưa biết nguyên nhân vì sao, bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi và cách chữa trị bong gân bàn chân như thế nào cho hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

>>Sử dụng máy chạy bộ điện đa năng tại nhà không đúng cách có gây ra bong gân? Chọn máy chạy bộ tốt nhất, phù hợp mọi người lứa tuổi.

1. Bong gân bàn chân là gì?

Bong gân là tình trạng bị chấn thương dây chằng – những sợi collagen khỏe và linh hoạt nối với xương, trong khi gân – thường là đầu tận của bó cơ – có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau và khi bị bong gân sẽ có một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hay bị rách.

Cụ thể hơn, bong gân bàn chân là bị chấn thương bàn chân do kéo giãn cơ quá mức gây đứt một phần hoặc hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng nối các xương ở bàn chân với nhau.

Xem thêm: Nguyên nhân bị rạn da khi tập gym và cách khắc phục hiệu quả nhất

2. Bị bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi?

Bong gân bàn chân có nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Tùy từng mức độ bong gân bàn chân mà có thể ảnh hưởng đến thời gian bình phục. Dưới đây là các mức độ tổn thương của bong gân bàn chân:

  • Mức độ 1: gân bị kéo dài ra, một số ít bó sợi bị đứt.
  • Mức độ 2: khớp không tổn thương nhưng nhiều bó sợi bị đứt, tổn thương mau lành, ít biến chứng.
  • Mức độ 3: dây chằng bị tách ra khỏi đầu xương, gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động trở lại.

Bong gân độ 2 và 3 thì phải băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng.

>>> Xem thêm: Nên chọn máy chạy bộ điện đa năng bao nhiêu tiền để tập luyện tại nhà hiệu quả

3.Cách trị bong gân bàn chân

Có 2 phương pháp trị bong gân bàn chân các bạn có thể tham khảo sau đây:

Trị bong gân bàn chân theo phương pháp hiện đại

  • Đầu tiên, bạn cần nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh.
  • Chườm nước lạnh trong 4 giờ để dịu cơn đau và bớt phù. Sau 2 ngày thì ngâm nước ấm 3-4 lần/ngày.
  • Băng vết thương theo kiểu lợp ngói và băng nhẹ, băng thun đi từ bàn chân qua cổ chân và kết thúc tại cẳng chân để cố định nhẹ nhàng.
  • Khi nằm phải kê cao khớp cổ chân trên gối mềm khoảng 10cm, khi ngồi kê cổ chân cao ngang hông và hạn chế di chuyển đến mức tối thiểu.

Để tránh bị bong gân bàn chân bạn nên khởi động như chạy bộ, đi bộ hay nhảy tại chỗ để làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục thể thao.

Chú ý: không được tiêm thuốc hay xoa bóp vết thương.

Tham khảo: Cách làm bắp chân nhỏ lại nhanh nhất trong 1 tuần hiệu quả

Trị bong gân bàn chân theo phương pháp dân gian

  • Thuốc uống: 50g tua rễ si hoặc 60g cành si đem sắc với 3 chén nước sao cho đặc lại còn 1 chén, cho vào chút rượu trắng uống trong ngày.
  • Thuốc đắp ngoài: Dùng 2 đến 3 loại lá trong những loại: lá bạc thau, lá chìa vôi, lá đau xương, lá thầu dầu tía, lá cúc tần, lá náng hoa trắng, lá ngải cứu đem rửa sạch rồi giã nát, trộn với giấm hoặc rượu đem sao nóng. Sau đó đắp bàn chân cho đến khi khô thì thay thuốc.
  • Nếu bị bong gân bàn chân kèm theo trật khớp thì giã nát tam thất thảo, cho thêm bột mỳ khuấy thành hồ rồi đắp vào chỗ trật khớp. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần và đắp liên tục trong 3 ngày.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là một số phương pháp chữa trị tạm thời, các bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất nhé!

Xem thêm: Người cao tuổi có nên đi bộ nhiều không? 

Bài viết được chia sẻ bởi Titan Sport, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị thể thao và thiết kế phòng tập gym chuyên nghiệp tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong ngành, Titan Sport tự hào là đối tác độc quyền của thương hiệu Impulse, mang đến những giải pháp tập luyện hiệu quả và an toàn cho khách hàng.

Liên hệ với Titan Sport ngay hôm nay để được tư vấn về giải pháp tập luyện phù hợp với bạn.

Để lại đánh giá bài viết