Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người đang mang trong mình căn bệnh khó chịu này. Đi bộ khi xương khớp đang đau nhức sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng hay hỗ trợ làm thuyên giảm bệnh? Đi bộ như thế nào là đúng cách? Chuyên gia đã có lời giải đáp chi tiết nhất dành cho bạn đây!

Nguyên nhân gây nên các bệnh về xương khớp

Hệ xương khớp là nơi phải chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể và hoạt động liên tục mỗi ngày để phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, hệ xương khớp rất dễ bị tổn thương và lão hóa theo thời gian.

Nguyên nhân chủ yếu có thể là do tai nạn chấn thương, tuổi cao sức yếu hoặc bị các bệnh lý về xương khớp. Biểu hiện cụ thể là bị tổn thương dây chằng và sụn khớp, gây nên tình trạng cứng khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp, gây khó khăn trong quá trình vận động hàng ngày. Vì vậy, người bị bệnh xương khớp thường e ngại di chuyển và không dám đi bộ hay tập thể dục vì lo lắng xương khớp bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

>>> Tham khảo: 5 căn bệnh về xương khớp phổ biến người trẻ rất dễ bị, đặc biệt là người làm văn phòng 

Đi bộ có tốt cho người bị bệnh xương khớp?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sụn xương khớp không nhận chất dinh dưỡng từ máu như những cơ quan khác, mà nhận dưỡng chất từ dịch khớp (chất nhờn). Đi bộ chính là hình thức vận động phù hợp giúp tăng sản sinh dịch khớp nuôi dưỡng sụn khớp, đồng thời bôi trơn xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khô và cứng khớp.

Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ hay không?

Thực tế chứng minh, đi bộ làm tăng tính linh hoạt và độ dẻo dai của xương khớp, kiểm soát cân nặng, làm săn chắc vóc dáng, đồng thời làm giảm áp lực tác động lên xương khớp, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương của xương khớp, xua tan cơn đau nhức.

Việc không đi bộ hàng ngày, hạn chế vận động sẽ khiến hệ xương khớp trở nên kém linh hoạt, làm gia tăng nguy cơ biến dạng khớp, cứng khớp và co cứng dây chằng. Nếu biết cách đi bộ và tập luyện phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp một cách cực kỳ hiệu quả.

Đi bộ như thế nào là an toàn cho người bị bệnh xương khớp

Người bị bệnh xương khớp nên có phương pháp đi bộ đúng cách, kết hợp với một chế độ luyện tập phù hợp để ngăn ngừa tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Vậy, đi bộ thế nào là đúng cách và an toàn?

Đầu tiên, bạn nên quan tâm đến việc lựa chọn một đôi giày đi bộ chuyên dụng, có kích cỡ phù hợp, đế mềm dẻo, bề mặt tiếp xúc có nhiều rãnh nhỏ nhằm tăng độ bám, giữ cố định bàn chân và ngăn các vòm chân bị sụp xuống.

Trước khi đi bộ, hãy dành ra khoảng từ 5-10 phút để khởi động làm nóng cơ bắp và xương khớp với các động tác đơn giản như gập duỗi, giãn cơ, xoay khớp cổ tay cổ chân….

Cách đi bộ phù hợp nhất với người bị bệnh xương khớp chính là đi chậm rãi, vừa sức, bước đi với cự li ngắn, không nên sải chân quá dài, giữa hai lần bước chỉ nên cách nhau từ 1 đến 2 bàn chân là vừa đủ. 

Thời gian đi bộ tốt nhất là 10-15 phút mỗi đợt tập, tổng thời gian đi bộ trong ngày vào khoảng 30 phút và khoảng 6000 bước mỗi ngày. Tránh đi bộ quá sức gây áp lực lên phần xương khớp đang bị tổn thương. Nếu có biểu hiện khó giữ thăng bằng, khớp bị sưng và đau nhức nhiều hơn thì nên dừng việc đi bộ và đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Cuối cùng, bạn nên ưu tiên lựa chọn địa hình đi bộ bằng phẳng để kiểm soát được vận động của hệ xương khớp, tránh đi bộ trên địa hình dốc, trơn trượt sẽ rất dễ xảy ra tai nạn, té ngã, tác động xấu đến tình trạng bệnh.

Đi bộ trên máy chạy bộ là giải pháp được khuyên cho người bệnh xương khớp

Việc đi bộ ngoài trời được nhiều người lựa chọn bởi tạo sự thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành, tăng cường cảm xúc và thúc đẩy động lực luyện tập. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh xương khớp thì đi bộ trên máy chạy bộ ngay tại nhà là một sự lựa chọn tối ưu.

Lời khuyên từ bác sĩ là nên đi bộ trên máy chạy bộ

Bởi máy chạy bộ có thể giúp bạn kiểm soát và tùy chỉnh được tốc độ, thời gian, độ dốc của bề mặt đi bộ, phù hợp với nhu cầu, thể trạng và mục đích của người tập. Bạn hoàn toàn có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra do thời tiết hay bệnh tình đột ngột trở nặng gây khó khăn khi đi lại bằng việc luyện tập với máy chạy bộ ngay tại nhà.

Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Bạn hẳn đã có lời giải đáp thỏa đáng rồi đúng không nào? Dù trong bất cứ trường hợp nào thì việc đi bộ, luyện tập thể dục thể thao vừa sức luôn mang đến những hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe. Còn chần chờ gì mà không tập luyện ngay hôm nay?

>>> Tham khảo ngay: Máy chạy bộ điện đa năng Titan F10CM giá dưới 10 triệu thích hợp cho người đi và chạy bộ điều trị bệnh xương khớp

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay