Hiểu rõ 5 căn bệnh về xương khớp phổ biến để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Các bệnh xương khớp không chỉ gây đau nhức âm ỉ, khó khăn trong các vận động hàng ngày mà nguy hiểm hơn là còn dẫn đến ung thư xương, suy giảm tuổi thọ. Để có phương pháp phòng tránh hiệu quả, bạn nên cùng Titan Sport tìm hiểu cụ thể hơn đối với 5 căn bệnh về xương khớp phổ biến trong bài viết này nhé!

5 căn bệnh về xương khớp thường gặp

1/ Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng thường do xương khớp bị lão hóa một cách tự nhiên, khiến các tế bào sụn khớp và xương dưới sụn bị giảm tái tạo, gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân:

  • Do lão hóa tự nhiên, vận động sai tư thế trong thời gian dài.
  • Chấn thương nặng như té ngã, tai nạn khi lao động gây tác động mạnh đến cột sống dẫn đến bị thoái hóa.

Triệu chứng:

  • Đau nhức thường xuyên vùng cổ hoặc thắt lưng, hạn chế trong quá trình vận động.
  • Dây chằng giảm độ đàn hồi, bị sưng gây chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến các cơn đau nhức âm ỉ.
  • Gây biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.

2/ Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp, thường xảy ra đối với những người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này lại ngày càng trẻ hóa và tỉ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng cao. Bệnh xảy ra thường dẫn đến viêm khớp và các mô xung quanh.

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp

Nguyên nhân:

  • Do di truyền, nhiễm trùng, thay đổi hormone nội tiết trong cơ thể.
  • Do bị chấn thương mạnh như té ngã, tai nạn lao động, tập luyện thể dục thể thao quá sức…

Triệu chứng:

  • Khớp bị sưng, viêm, nóng, đỏ, bị cứng khớp, thường là vào buổi sáng.
  • Cơn đau nhức thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, bàn chân, cổ tay.
  • Bệnh dễ tái phát, gây nên những cơn đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí gây tàn phế suốt đời.

3/ Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, dây chằng chèn ép vào các rễ dây thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Nguyên nhân:

  • Do các yếu tố như: di truyền, thoái hóa tự nhiên, vận động sai tư thế trong suôt một thời gian dài.
  • Do bị tai nạn lao động gây chấn thương cột sống nghiêm trọng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm mất nước.

Triệu chứng: 

  • Cơn đau lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống đến mông và chân hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa.
  • Ngoài ra, cơn đau còn lan rộng từ vùng cổ, gáy sang hai vai xuống cánh tay, bàn tay…gây đau cột sống và đau rễ thần kinh.
  • Cơn đau tăng lên khi vận động nhiều, giảm khi nghỉ ngơi và gây khó khăn trong việc cử động về sau.
  • Cột sống trở nên yếu đi khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.

4/ Loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương, hủy hoại cấu trúc khung xương, dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương.

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương

Nguyên nhân:

  • Do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, tuổi tác, lạm dụng thuốc quá liều… gây nên tình trạng xương khớp bị suy yếu đi.
  • Đặc biệt đối với phụ nữ, việc giảm nồng độ estrogen tại thời điểm mãn kinh làm đẩy nhanh tốc độ mất xương.

Triệu chứng:

  • Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn bình thường dẫn đến giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.
  • Giảm chiều cao, gây đau nhức, còm lưng.

5/ Bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu, dẫn đến viêm khớp mãn tính.

Nguyên nhân:

  • Thận suy yếu, lạm dụng thuốc quá nhiều…làm giảm bài tiết acid uric.
  • Do ăn nhiều thịt đỏ, sử dụng rượu bia thường xuyên, các yếu tố liên quan khác như tuổi tác, di truyền, giới tính,…làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Triệu chứng:

  • Khớp sưng, nổi mẩn đỏ, gây đau nhức, đặc biệt là ở ngón chân cái.
  • Tình trạng đau cấp tính thường xảy ra đột ngột vào ban đêm.
  • Cơn đau dữ dội thường xuất hiện ở ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay.

Phòng tránh các bệnh về xương khớp bằng cách nào?

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng:

Hãy bổ sung canxi tốt cho hệ xương khớp từ các loại thực phẩm như cá, tôm, hải sản,… sữa, các loại hạt: hạnh nhân, đậu phộng và rau quả xanh như: súp lơ, rau cải, đu đủ, dâu tây,… để bảo vệ cho hệ xương khớp luôn chắc khỏe.

Duy trì lịch trình sinh hoạt khoa học:

Bạn nên thay đổi tư thế liên tục, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá quá sức và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi một cách điều độ, hợp lý. Ngoài ra, nên đi ngủ sớm, uống nhiều nước và dành thời gian chăm sóc sức khỏe nữa nhé!

Tập luyện thể dục thể thao:

Việc lười vận động hoặc vận động quá sức đều là nguyên nhân gây nên các bệnh về xương khớp. Vì vậy, muốn phòng tránh lão hóa xương khớp, bạn nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga và một số môn thể thao phù hợp khác để vừa tăng độ dẻo dai cho xương khớp, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.

Giảm cân

Tình trạng béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây tổn thương đến các khớp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn hãy điều chỉnh cân nặng của mình bằng việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày nhé!

Nếu đã biết rõ nguyên nhân và triệu chứng của 5 căn bệnh về xương khớp phổ biến thì bạn sẽ tìm ra cách phòng ngừa hữu hiệu. Việc bảo vệ hệ xương khớp chính là tiền đề giúp bạn có thể sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tinh thần cũng minh mẫn hơn.

>>> Tham khảo: 8 bài tập trị đau lưng cho dân văn phòng, có thể tập tại chỗ, giảm đau lưng rõ rệt

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay