Muối bao nhiêu calo? Nên ăn muối như nào đảm bảo sức khỏe

Muối bao nhiêu calo? Nên ăn muối như nào đảm bảo sức khỏe

Muối là gia vị không thể thiếu đối với các món ăn. Nhưng liệu bạn đã biết muối bao nhiêu calo và lượng sử dụng như thế nào là an toàn?

Trong chế biến thực phẩm thì muối có rất nhiều ứng dụng thú vị. Ngoài để nêm nếm cho món ăn thêm đậm đà, chúng còn được sử dụng như một cách giúp làm sạch, khử khuẩn cho thịt, cá, rau củ, các loại trái cây,… Bên cạnh đó, muối còn là “món chấm” không thể thiếu, tăng thêm sự hấp dẫn, trọn vị.

Muối cũng là loại gia vị cực kỳ dễ mua, giá thành rẻ. Việc sử dụng muối gần như đã trở thành thói quen và ít ai lại để ý đến các thông tin mang tính khoa học về nó. Điều này khiến cho một số người tiêu thụ muối sai cách, quá lượng cần thiết và dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe.

Đặc biệt, với người muốn giảm cân, họ muốn biết muối bao nhiêu calo, liệu đây có phải là nguyên nhân khiến họ tăng cân hay không. Câu trả lời sẽ có ở bài viết bên dưới.

Muối bao nhiêu calo? Trong muối có gì?

Muối là chất rắn ở dạng tinh thể, thu được từ quá trình bay hơi của nước biển, có vị mặn đặc trưng, thường mang màu sắc là trắng, xám nhạt hoặc hồng nhạt. Thành phần của muối có đến 97% là Natri Clorua, còn lại là muối vi lượng. Xét theo dinh dưỡng, muối còn có chứa lượng lớn canxi, nước, sắt và phốt pho,…

Một số loại muối ăn thường được sử dụng

Muối là cách gọi chung nhưng trên thực tế, muối còn được phân ra nhiều loại khác nhau, đều có vị mặn nhưng khác biệt về màu sắc, kết cấu. Một số loại thường gặp nhất bao gồm:

  • Muối thô: Hay còn gọi là “muối hạt”, thường ở dạng tinh thể khá to, cạnh sắc. Nhờ được thu từ quá trình nước biển bốc hơi nên muối thô có hàm lượng khoáng chất khá dồi dào. Tuy nhiên lại rủi ro nếu không may được sản xuất ở những vùng biển bị ô nhiễm. Muối thô thường được dùng để chế biến, làm sạch thực phẩm.
  • Muối tinh: Là muối thô sau khi xử lý, ở dạng hạt nhỏ, mịn hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng sử dụng phổ biến trong nêm nếm, ngoài ra còn được dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng, chế biến bột giấy hoặc nhuộm vải.
  • Muối hồng Himalaya: Có nguồn gốc từ mỏ muối lớn bậc nhất thế giới, ở Pakistan. Muối hồng có vẻ ngoài đẹp mắt, hạt tròn nhỏ, ánh hồng nhẹ (oxit sắt). Natri trong muối hồng thấp hơn so với muối thô hay muối tinh nên vẫn đường dùng để thay thế, kiểm soát độ mặn món ăn tốt hơn. 

Muối bao nhiêu calo? Nhìn chung, các loại muối trên về bản chất đều khá giống nhau, và cùng có lượng calo bằng 0. Tuy nhiên, ở các dạng muối đã qua chế biến thì lượng calo sẽ khác.

  • Muối tôm bao nhiêu calo? Tùy vào số lượng, tỷ lệ nguyên liệu nhưng trung bình 100g muối tôm có khoảng 145 calo. 
  • Muối vừng bao nhiêu calo? Mức calo rất cao, gấp 4 lần so với 1 chén cơm, cứ 100g muối vừng sẽ cung cấp 573 calo.

Muối vừng

Muối ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Lợi ích của việc ăn muối là gì?

Được xếp vào nhóm gia vị bình dân nhưng công dụng của muối lại không hề “rẻ”. Các chuyên gia dinh dưỡng đã từng cảnh báo tình trạng thiếu muối dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chỉ một lượng nhỏ mỗi ngày nhưng có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

  • Muối cần thiết để giúp cơ thể giữ nước, cân bằng điện giải: Khoáng chất trong muối ăn bổ sung một lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp, hiệu quả trong việc ngăn ngừa chuột rút. Điều này còn giúp cho giấc ngủ cải thiện, ổn định và sâu giấc hơn.
  • Muối rất cần cho tuyến giáp: Muối giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp, từ đó hỗ trợ quá trình chuyển hóa và trao đổi chất, ngăn ngừa việc hình thành các khối u.
  • Muối ăn giúp điều hòa huyết áp: Nhờ vào hàm lượng natri nên muối rất tốt trong việc hỗ trợ cho người bị huyết áp thấp, giữ cho hệ thần kinh luôn hoạt động ổn định.

Đặc biệt, muối còn được ứng dụng để xử lý trong các tình huống:

  • Bị viêm da, ngứa ngáy: Nước muối pha loãng sẽ làm sạch vùng da, giảm ngứa hiệu quả, tốt hơn nếu kết hợp cùng nước ấm.
  • Ngăn ngừa sâu răng: Súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch vi khuẩn, giảm viêm, giúp cho hơi thở sạch sẽ, ngăn ngừa bệnh răng miệng.
  • Sát trùng: Trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng nước muối thay cho dung dịch sát khuẩn, giảm nguy cơ trầm trọng hơn cho các vết thương, vết lở loét.
  • Vệ sinh cổ họng: Súc họng bằng nước muối thường xuyên là phương pháp ngăn ngừa viêm họng, viêm amidan rất tốt. Khi có triệu chứng viêm đường hô hấp, bạn có thể dùng muối để giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Muối ăn có rất nhiều lợi ích

Ăn muối có gây hại cho cơ thể không? 

Câu trả lời là có, khi bạn sử dụng muối quá lượng tiêu thụ cần thiết và không đúng đối tượng.

  • Ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận hoạt động quá tải, tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận, đái tháo đường,…
  • Vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh mẽ khi lượng muối trong cơ thể tăng cao, dẫn đến dạ dày bị ảnh hưởng, có thể là viêm loét, nặng hơn là ung thư.
  • Khi nồng độ Natri trong máu tăng nhanh sẽ đẩy huyết áp lên cao, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Ăn nhiều muối, ăn mặn sẽ ảnh hưởng quá trình giảm cân do cơ thể tích nước, cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn.

Ăn muối bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe?

Ăn muối bao nhiêu là đủ? Dưới đây là bảng thông tin về lượng muối tiêu thụ đối với từng độ tuổi khác nhau.

Đối tượng

Lượng muối tiêu thụ
Trẻ sơ sinh

<0,3g

Trẻ dưới 1 tuổi

<1,5g
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi

<2g

Trẻ từ 4 đến 6 tuổi

<3g
Trẻ từ 7 đến 10 tuổi

<5g

Trẻ từ 11 tuổi trở lên

<6g
Người trưởng thành (tùy thể trạng)

~5.8g

Riêng với những người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp và thận, hoặc có bất kỳ vấn đề nào khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng muối. Tỷ lệ và liều lượng muối rất quan trọng đối với chăm sóc sức khỏe.

Muối bao nhiêu calo không đáng lo ngại về lượng calo nạp vào nhưng đây là loại gia vị cần được sử dụng có kiểm soát. Dù cung cấp nhiều khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể nhưng phải duy trì ở mức vừa đủ theo đối tượng, độ tuổi để đảm bảo an toàn.
Tham khảo bài viết: >>>100g mực bao nhiêu calo? Ăn mực cần lưu ý gì

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay