100g mực bao nhiêu calo? Ăn mực cần lưu ý gì

100g mực bao nhiêu calo? Lượng calo trong 100g mực khá thấp, được chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên bổ sung vào thực đơn đúng cách để tăng cường sức khỏe.

Nhắc đến các loài hải sản tươi ngon, hấp dẫn thì chắc chắn phải liệt đến mực. Được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng, mực còn là thực phẩm dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn có hương vị khó quên, như mực hấp chấm mắm gừng, mực xào cần tây, mực nướng sa tế,… 

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra, mực chỉ thực sự tốt cho cơ thể nếu ăn với lượng hợp lý. Bất kể thực phẩm nào khi nạp một lượng quá nhiều cũng dễ dẫn đến những tác dụng phụ.

100g mực bao nhiêu calo?

Con số cụ thể được đưa ra là trong 100g mực tươi sẽ cung cấp khoảng 92 calo – con số này không cao so với các loại thực phẩm tương tự. Theo các cách chế biến khác nhau, mực bao nhiêu calo cũng sẽ cho ra con số khác nhau.

  • Mực xào trong 100g cung cấp 100 – 140 calo
  • Mực hấp trong 100g chỉ có khoảng 100 calo
  • Mực nướng trong 100g cung cấp chỉ 75 – 80 calo (tùy cách ướp gia vị)
  • 100g mực khô bao nhiêu calo? Mực khô có lượng calo khá cao, lên đến 291 calo/100g (trung bình cứ 4 – 4.5kg mực tươi mới làm ra được 1kg mực khô)

100g mực bao nhiêu calo

Ngoài những cách chế biến thường thấy, mực còn được sản xuất dưới dạng những món ăn vặt, điển hình là mực bento. Vậy mực bento bao nhiêu calo? Chắc chắn bạn phải bất ngờ vì câu trả lời.

Món mực ăn liền thơm ngon, hấp dẫn này có đến 285 calo/gói từ 18 – 24g. Như vậy, lượng calo có trong mực bento cao gấp nhiều lần so với mực tươi trong khi thành phần dinh dưỡng không còn được giữ nguyên vẹn, sử dụng nhiều phẩm màu và gia vị không tốt cho sức khỏe.

Mực có thành phần dinh dưỡng tốt như thế nào?

Nhiều người vẫn khuyên nhau nên ăn nhiều mực, nên bổ sung mực vì ăn các loại hải sản sẽ giúp bổ sung canxi, khoáng chất cho cơ thể phát triển toàn diện. Vậy cụ thể, lượng dưỡng chất mà mực mang lại là gì?

Trên thực tế, mực là thực phẩm chứa lượng vitamin nhóm B cực kỳ lớn, bên cạnh đó là hàm lượng canxi, protein dồi dào, các khoáng chất kẽm, sắt, đồng, photpho, magie và một lượng nhỏ chất béo. 

mực bao nhiêu calo-2

Với bảng thành phần này, việc ăn mực mang lại nhiều tác động tích cực lên cơ thể chúng ta.

  • Cung cấp dinh dưỡng nhưng không gây tăng cân: Những người ăn kiêng vẫn có thể sử dụng mực để bổ sung protein và khoáng chất một cách lành mạnh vì hàm lượng carbs trong mực rất thấp. Tuy nhiên, phải là mực chế biến đơn giản, không sử dụng dầu mỡ, phụ gia quá nhiều.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng cholesterol thấp, đặc biệt khi nấu chín, lượng chất béo hầu như không có. Điều này giúp mực trở thành thực phẩm thân thiện với tim mạch và huyết áp.
  • Cải thiện tinh thần, năng suất làm việc: Chúng ta có thể bổ sung dopamine thông qua việc ăn mực, giúp cho tinh thần phấn chấn, tràn đầy năng lượng. Ăn mực đều đặn còn giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện dấu hiệu stress. 
  • Khắc tinh của các tế bào ung thư và khối u: Nhờ vào các chất chống oxy hóa, mực có khả năng tiêu diệt tác nhân gây hại, tốt cho cho người đang điều trị bệnh liên quan đến khối u, phòng ngừa ung thư,…
  • Ngăn ngừa thiếu máu, cải thiện đau nửa đầu: Hàm lượng đồng trong mực khá cao nên hiệu quả đối với việc thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu, giải quyết các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra, vitamin B2 còn giúp cho chứng đau nửa đầu thuyên giảm đáng kể.
  • Tốt cho hệ xương: Photpho và canxi có trong mực là nguồn dinh dưỡng cần thiết kế xây dựng hệ xương, răng chắc khỏe, xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh; rất tốt cho trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Đồng và kẽm trong mực giúp củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, ăn mực còn tạo ra sự cân bằng cho cơ thể, duy trì hàm lượng các chất dinh dưỡng, tốt cho các nhóm cơ, chăm sóc da và tóc,…

Cần lưu ý gì khi ăn mực?

Đối với các loại thực phẩm, ngoài nghiên cứu thành phần dinh dưỡng thì việc nghiên cứu về hàm lượng tiêu thụ, cách thức chế biến và bảo quản cũng rất quan trọng. Điều này quyết định phần lớn đến việc ăn mực có phát huy được các mặt tích cực hay không.

mực bao nhiêu calo-3

Vì vậy, ăn và chế biến mực cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn chọn mực tươi sống để sử dụng; các loại mực ươn, để lâu ngày có thể sản sinh ra chất độc. Mực tươi là mực có độ đàn hồi, mắt trong, màu sắc tươi sáng.
  • Làm sạch, sơ chế mực cẩn thận trước khi nấu, dù là theo hình thức nào thì cũng phải rửa phần mắt, xúc tu và loại bỏ túi mực.
  • Nên ăn mực tươi, ưu tiên hấp, xào đơn giản để giữ nguyên hương vị, thành phần dinh dưỡng. Hạn chế ăn mực ở các dạng chiên rán, chiên giòn ngập dầu,… vì sẽ tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể.
  • Mực mua về nên bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 5 độ C và sử dụng nhanh, không nên để quá lâu, mực sẽ không còn ngon.
  • Tần suất ăn mực tối đa 2 – 3 bữa/tuần, mỗi ngày không tiêu thụ quá 100g mực đối với người trưởng thành.

Mực là thực phẩm an toàn tuyệt đối? Câu trả lời là KHÔNG. Mực ngoài những lợi ích cho sức khỏe, cũng có thể là nguồn rủi ro tiềm ẩn khi ăn sai cách.

mực bao nhiêu calo-4

  • Người dị ứng hải sản, khi ăn mực có thể dẫn đến tình trạng ngứa, phát ban, đau đầu, buồn nôn, nôn,… Tình trạng nặng phải nhập viện kịp thời để xử lý.
  • Ăn quá nhiều mực sẽ dẫn đến tăng hàm lượng cholesterol, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ,…
  • Người bị bệnh gan, mỡ máu hay thận không nên ăn mực.
  • Trong mực có thể chứa thành phần thủy ngân gây ngộ độc.

Vì vậy, bên cạnh tìm hiểu mực bao nhiêu calo, 100g mực bao nhiêu calo bạn cũng nên có thêm các kiến thức cần thiết về loại thực phẩm này. Hãy sử dụng và chế biến mực theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình cũng như người thân.

Tham khảo thêm >>> 100g nấm bao nhiêu calo? Số calo có trong các loại nấm

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay