Đột quỵ là gì? Làm sao để phát hiện và phòng ngừa đột quỵ sớm nhất?

Đột quỵ là gì Làm sao để phát hiện và phòng ngừa đột quỵ sớm nhất

Tại Việt Nam, hàng năm có đến 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó không qua khỏi và 40% phải mang di chứng suốt đời. Vậy, đột quỵ là gì? Những dấu cảnh báo cơn đột quỵ, nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ như thế nào? Cùng Titan Sport trang bị tất cả những kiến thức quan trọng nay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

1/ Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một loại bệnh lý nghiêm trọng, xảy ra khi quá trình cung cấp máu lên não đột ngột bị gián đoạn hoặc suy giảm khiến não bộ bị tổn thương. Khi không được cung cấp máu, oxy cùng các chất dinh dưỡng, các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần chỉ trong vài phút.

Nếu người bị đột quỵ không được cấp cứu và can thiệp kịp thời, số lượng tế bào não chết đi sẽ tăng lên, nguy cơ tử vong cao hơn và nếu phục hồi thì di chứng để lại cũng rất nặng nề. Đây là lý do mà đột quỵ luôn là nỗi sợ hãi hàng đầu của con người hiện nay. 

2/ Có những dạng đột quỵ nào?

Như vậy, chúng ta đã biết được khái niệm về đột quỵ là gì. Vậy, đột quỵ có những dạng nào? Đột quỵ có 2 loại phổ biến sau:

Có những dạng đột quỵ nào?

  •  Đột quỵ do thiếu máu lên não: Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm đến 85% ca đột quỵ trong tổng số ca được ghi nhận. Nguyên nhân là do các cục máu đông hình thành trong máu khi di chuyển trong thành mạch gây tắc nghẽn. Hoặc do các mảng bám tích tụ trong thành mạch khiến máu không thể di chuyển lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết não: Chiếm 15% số ca đột quỵ còn lại. Nguyên nhân của xuất huyết não là do mạch máu bị vỡ ra khiến máu chảy ra bên ngoài.

3/ Dấu hiệu cảnh báo bạn bị đột quỵ

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh bảo đột quỵ mà chúng ta thường hay bỏ qua. Bởi có một số dấu hiệu chỉ xảy ra một cách chớp nhoáng, thoáng qua, có một số dấu hiệu lại lặp đi lặp lại nhiều lần:

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị đột quỵ

  • Chân tay đột nhiên cứng lại, khó cử động và cảm giác như tê liệt một bên cơ thể.
  • Miệng cứng lại, khó nói hoặc nói ú ớ không rõ chữ, dính chữ, nói ngọng. Nếu bạn yêu cầu họ đọc lại một câu nói nhưng họ không đọc được thì đây chính xác là một dấu hiệu của đột quỵ. 
  • Mắt đột nhiên suy giảm thị lực, mờ đi và không nhìn rõ 
  • Mất dần nhận thức, không nhớ rõ những sự việc vừa mới xảy ra. 
  • Cơn đau đầu kéo đến rất nhanh và dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn khó chịu

Bên cạnh đó, dựa vào nguyên tắc FAST bạn có thể nhận ra dấu hiệu bị đột quỵ như sau:

  • F( Face/ Khuôn mặt): Khuôn mặt bị lệch một bên hoặc xệ xuống khi cười hoặc nói chuyện. Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. 
  • A (Arm / Tay): Tay cứng đờ, không thể giơ tay lên cao
  • S (Speech / Lời nói): Khó khăn khi nói, nói ngọng, không rõ ràng
  • T ( Time/ Thời gian): Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến các trung tâm y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu nguy cơ tử vong và di chứng về sau.

>>> Tham khảo: 9 bài tập đột quỵ cực hiệu quả giúp phục nhanh khả năng vận động

4/ Tại sao chúng ta lại bị đột quỵ? Nguyên nhân do đâu?

Đột quỵ xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân không thể kiểm soát và nguyên nhân có thể kiểm soát:

Tại sao chúng ta lại bị đột quỵ? Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân không thể kiểm soát: 

  • Những nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trên 55 tuổi thường có nguy cơ dễ bị đột quỵ hơn
  • Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Nếu trong gia đình bạn có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp thì khả năng đột quỵ cũng cao hơn.

Nguyên nhân có thể kiểm soát:

  • Bệnh nhân cao huyết áp: Dễ dàng hình thanh các cục máu đông trong máu, gây tắc nghẽn lưu thông máu và dẫn đến đột quỵ 
  • Bệnh nhân tim mạch: Các vấn đề về tim như suy tim, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim sẽ khiến bạn dễ bị đột quỵ hơn.
  • Thói quen hút thuốc: Khiến huyết áp tăng, làm tổn thương mạch máu
  • Thừa cân, tiểu đường: Gây mỡ trong máu và gia tăng nguy cơ đột quỵ 

5/ Thường xuyên tập luyện thể thao để phòng tránh đột quỵ tốt nhất

Đột quỵ tuy nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đột quỵ bằng những thói quen sau: 

    • Khám tầm soát đột quỵ thường xuyên: Đi thăm khám sức khỏe thường xuyên để bác sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu đột quỵ, từ đó có những can thiệp kịp thời
    • Thay đổi những thói quen hàng ngày: Hạn chế thức khuya, không tắm đêm, giữ ấm cơ thể, kiểm soát căng thẳng và có sự nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe. 
    • Chế độ ăn uống ngăn ngừa đột quỵ: Có thể thấy, những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn. Vì thế, thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ. Một số thực phẩm cần tránh như dưa muối, bơ thực vật, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, các loại đồ ăn chiên rán. Một số thực phẩm nên tiêu thụ thường xuyên như rau xanh, các loại đậu, yến mạch, ngũ cốc, cá hồi, trái cây. 
    • Tập thể dục thường xuyên:  Tập luyện thể thao thường xuyên là một cách đơn giản nhất giúp bạn kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng tránh đột quỵ. Bạn có thể sắp xếp tập luyện 4-5 ngày 1 tuần, mỗi lần tập 15-30 phút.  Một số bài tập mà bạn có thể tập ngay tại nhà khi không có thời gian như chạy bộ, đạp xe, yoga, aerobic.

Đột quỵ là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ tốt nhất đều đã được Titan Sport chia sẻ ở trong bài viết này. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho mình nhé!

Bài viết được chia sẻ bởi Titan Sport, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị thể thao và thiết kế phòng tập gym chuyên nghiệp tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong ngành, Titan Sport tự hào là đối tác độc quyền của thương hiệu Impulse, mang đến những giải pháp tập luyện hiệu quả và an toàn cho khách hàng.

Liên hệ với Titan Sport ngay hôm nay để được tư vấn về giải pháp tập luyện phù hợp với bạn.

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay
Link trực tiếp bóng đá hôm nay full HD Xem bóng đá 90Phut chất lượng cao