6 nguyên tắc khi tập luyện với máy chạy bộ mà bạn cần nhớ

Tập luyện với máy chạy bộ ngay tại nhà để nâng cao sức khỏe, rèn luyện vóc dáng là nhu cầu của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, vì không có người hướng dẫn khi tập tại nhà mà nhiều người thường mắc rất nhiều sai lầm khi chạy bộ với máy. Cùng Titan Sports tìm hiểu 6 nguyên tắc khi tập luyện với máy chạy bộ mà bạn cần nhớ nhé!

1/ Kết hợp cả tốc độ và độ dốc

Một ưu điểm nổi bật của tập luyện với máy chạy bộ so với việc chạy bộ ngoài trời là bạn có thể kiểm soát được tốc độ chạy, độ dốc của mặt sàn, nhịp tim, lượng calo tiêu hao,…So với việc chạy trên mặt phẳng thông thường, chạy trên mặt phẳng có độ dốc nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Việc tập luyện với máy chạy bộ sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất khi bạn kết hợp thay đổi cả tốc độ và độ dốc trong suốt quá trình tập luyện, thay vì giữ ở một mức cố định. Nếu như mới bắt đầu tập luyện hoặc là người còn ít kinh nghiệm thì bạn không cần phải điều chỉnh độ dốc mà hãy tập trung về dáng chạy đúng kỹ thuật và tốc độ. Sau khi cơ thể quen dần và đã thích nghi thì bạn có thể điều chỉnh độ dốc trong khoảng từ 1-5% để tác động mạnh mẽ hơn vào cơ bắp và xương khớp nhé!

2/ Không tập luyện quá sức

Rất nhiều người vì quá nôn nóng muốn giảm cân hoặc muốn nhanh chóng sở hữu sức khỏe tốt và một thân hình lý tưởng mà tập chạy bộ với cường độ cao, trong thời gian dài khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi và đuối sức.

Hãy nên nhớ rằng việc chạy bộ rèn luyện vóc dáng và sức khỏe là một quá trình cần thời gian chứ không phải ngày 1 ngày 2. Vì vậy, bạn nên đưa ra cho mình một lịch trình tập luyện phù hợp, mỗi ngày hãy dành ra khoảng 30-45 phút để chạy bộ. Hãy kiên trì và bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt, không nên tập luyện quá sức nhé!

3/ Đừng vội vịn vào tay cầm của máy chạy bộ

Nhiều người khi chạy bộ trên máy đôi lúc cảm thấy mệt mỏi sẽ vội vịn ngay vào tay cầm để giảm áp lực, cảm thấy đỡ mệt hơn và có thể chạy tiếp. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến cho dáng chạy của bạn không đúng kỹ thuật, bị còng lưng dẫn đến đau cổ, vai và lưng.

Đừng vội vịn vào tay cầm của máy chạy bộ

Việc bạn nên làm là giữ hai cánh tay thoải mái dọc hai bên thân người hoặc vuông góc như khi bạn đang chạy ngoài trời. Tay vịn của máy chạy bộ chỉ là giúp bạn lên xuống máy chạy bộ một cách an toàn mà thôi. Nếu lo sợ về việc bị té ngã thì hãy chạy chậm lại hoặc giảm độ dốc của máy nhé!

4/ Giữ tư thế chạy đúng

Chạy bộ trên máy muốn đạt hiệu quả thì bạn cần giữ cho mình một tư thế chạy đúng. Dáng chạy đúng là cơ thể luôn đứng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Không nên nghiêng người về phía trước quá nhiều bởi có thể sẽ khiến bạn bị đau cổ, lưng, thậm chí là gặp chấn thương do bị mất thăng bằng. Ngoài ra, không cúi mặt xuống và cũng không ngẩng đầu lên quá cao để giảm thiểu rủi ro gặp chấn thương nhé!

=>> Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng máy chạy bộ có thể bạn chưa biết

5/ Bổ sung nước đầy đủ trong khi chạy bộ

So với việc chạy bộ ngoài trời, chạy bộ trên máy có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước nhiều hơn. Vì vậy, hãy chuẩn bị khăn lau mồ hôi và một chai nước đầy để bổ sung đủ nước cho cơ thể trong suốt quá trình tập luyện nhé! Trung bình cứ sau 20 phút chạy trên máy, bạn nên bổ sung thêm 100 – 200 ml nước lọc.

Bổ sung nước đầy đủ trong khi chạy bộ

6/ Quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày

Dù cho bạn có kiên trì chạy bộ với máy như thế nào mà bản thân lại không có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thì kết quả luyện tập cũng chỉ là con số 0. Nói như vậy để thấy rằng chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng giúp bạn nâng cao sức khỏe và có được vóc dáng cân đối, lý tưởng. Nếu có thể hãy tự nấu ăn và lên cho mình một thực đơn giảm cân nhé!

Tập luyện với máy chạy bộ tưởng chừng như dễ dàng nhưng không phải ai cũng có thể tập luyện hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn có thể chạy bộ một cách khoa học và mang lại kết quả như mong muốn. Chúc bạn thành công!

>>> Tham khảo: Máy chạy bộ điện đa năng Titan F10CM thích hợp cho luyện tập, chạy bộ tại nhà

Để lại đánh giá bài viết