Tìm hiểu 5 nguyên nhân chính gây đột quỵ để có cách phòng tránh hiệu quả

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể gây nên những biến chứng nặng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức, hôn mê thậm chí là dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh hiệu quả như thế nào? hãy cùng Titan Sport tham khảo nhé.

5 nguyên nhân chính gây đột quỵ

Yếu tố tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình

  • Tuổi tác: Những người trên 55 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng ngày càng gia tăng.
  • Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu, nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người từng bị đột quỵ thì các thành viên còn lại sẽ có nguy cơ bệnh cao hơn do di truyền hoặc thói quen tương tự.

Bệnh tim mạch

bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ cao

  • Cao huyết áp: Bệnh cao huyết áp làm gia tăng áp lực lên thành mạch, gây tổn thương và làm xuất huyết não. Ngoài ra, huyết áp cao còn hình thành nên các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Bệnh động mạch vành: Mạch máu ở tim bị tổn thương, gây ra những cơn đau tim, dẫn đến thiếu nguồn cung cấp máu lên não một cách đột ngột gây đột quỵ.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường có thể gây hình thành nên các cục máu đông và khiến mạch máu não bị tắc nghẽn, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Hở van tim: Có thể là do bẩm sinh hoặc phát triển sau này trong cuộc sống, hở van tim gây ra những thay đổi lưu lượng máu trên khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Phình động mạch não: Đây là một dạng bệnh mà mạch máu não có hình dạng bất thường do bẩm sinh, có thể vỡ do biến động huyết áp mạnh hoặc bệnh nặng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh về máu

  • Cholesterol trong máu cao: Hàm lượng cholesterol cao có thể gây tổn thương và làm tắc nghẽn các mạch máu não, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, làm gián đoạn việc cung cấp máu cho não gây đột quỵ.
  • Rối loạn chảy máu: Tình trạng chảy máu bất thường và kéo dài ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm não sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.
  • Rối loạn máu đông: Cục máu đông hình thành bất thường và trôi dạt đến não, làm tắc nghẽn và gây đột quỵ.
  • Bệnh tiểu đường: Căn bệnh này gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu trên khắp cơ thể, bao gồm cả mạch tim và mạch não, gia tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Lối sống không lành mạnh

  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá có tác hại nghiêm trọng đến lớp niêm mạch bên trong của mạch máu, bao gồm cả mạch máu não làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia: Đây cũng là những nguyên nhân khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng, gây tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Béo phì: Việc ăn uống mất kiểm soát, nạp những loại thực phẩm không lành mạnh có thể gây tăng cân. Và tình trạng béo phì đã được chứng minh là một yếu tố gây đột quỵ độc lập.
  • Căng thẳng, trầm cảm: Căng thẳng thần kinh kéo dài hoặc mắc bệnh trầm cảm sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu, huyết áp và nội tiết tố trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Mất ngủ, ngủ muộn: Những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày hoặc mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.

Lười vận động

Lười vận động làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Thói quen lười vận động có thể gây tăng cân, hàm lượng cholesterol trong máu cao, gây tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối, ngăn ngừa béo phì, phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Hãy ăn thật nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể.

chế độ dinh dưỡng tốt giúp ngăn ngừa đột quỵ

Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây và sữa đậu nành để giúp cơ thể có đầy đủ vitamin, khoáng chất, nâng cao sức đề kháng. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường…bởi chúng chứa hàm lượng calo và cholesterol rất cao, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Duy trì lối sống lành mạnh

Không hút thuốc lá, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, dành thời gian làm những việc mình yêu thích để giảm căng thẳng chính là những thói quen bạn nên duy trì để có một cuộc sống lành mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Dù là bạn khỏe mạnh hay mắc phải một số bệnh như tiểu đường, mỡ trong máu, béo phì thì vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát những chỉ số cần thiết trong cơ thể, phát hiện ra các yếu tố có thể gây đột quỵ và chủ động có biện pháp can thiệp kịp thời

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hạn chế đột quỵ

Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, điều hòa nhịp tim, nâng cao sức đề kháng, tạo tinh thần thoải mái. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, và khoảng 4 buổi mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ bị đột quỵ hiệu quả.

Luyện tập thể dục thể thao đơn giản với máy chạy bộ tập gym đa năng tại nhà. Không khó lựa chọn một chiếc máy chạy bộ tập gym giá rẻ cho gia đình. Liên hệ ngay Titan Sport để sớm sở hữu thiết bị tập gym tại nhà giảm nguy cơ đột quỵ.

Không khó để tìm ra 5 nguyên nhân chính gây đột quỵ và cách phòng ngừa hiệu quả. Vấn đề là bản thân bạn có quan tâm đến sức khỏe và kiên trì tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, sống lâu sống khỏe hay không mà thôi. Thà phòng bệnh còn hơn chữa bệnh bạn nhé!

>>> Tham khảo: Máy chạy bộ điện đa năng Titan  thích hợp cho luyện tập nhẹ tại nhà, các bài tập đơn giản, nâng cao

Để lại đánh giá bài viết

All in one
Liên hệ ngay