Chạy bộ bị chóng mặt – Hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả

chạy bộ với máy không bị chóng mặt

Chạy bộ với máy chạy bộ bị chóng mặt là một hiện tượng khá phổ biến. Nó có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn là do bạn chạy bộ không đúng cách. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này, đừng quá lo lắng, hãy tham khao ngay hướng dẫn chạy bộ với máy không bị chóng mặt dưới đây để có những buổi chạy chất lượng nhất nhé!

1/ Lý giải tại sao chạy bộ lại bị chóng mặt?

Chóng mặt, cảm thấy buồn nôn hay thậm chí là khó thở khi chạy bộ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào dù mới bắt đầu tập luyện hay đã là người tập luyện chuyên nghiệp.

Vậy, khi gặp hiện tượng này thì có phải là một lời cảnh báo về sức khỏe nào hay không? Trước khi đến với hướng dẫn chạy bộ với máy không bị chóng mặt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây chóng mặt khi chạy bộ nhé!

Lý giải tại sao chạy bộ lại bị chóng mặt?

Chóng mặt là do bạn bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp là nguyên nhân đầu tiên mà bạn có thể nghĩ đến đầu tiên nếu khi chạy bộ hoặc sau khi rời máy chạy bộ bạn cảm thấy chóng mặt hoặc đầu lâng lâng khó chịu. Chỉ số huyết áp bình thường của chúng ta ở mức 120/80mmHg, nhưng khi thực hiện bài tập chạy bộ trên máy, nhịp tim tăng nhanh, chỉ số huyết áp sẽ bị tụt xuống mCức 90/60mmHg dẫn đến hiện tượng chóng mặt hoặc buồn nôn. 

Chóng mặt là do cơ thể bị mất nước

Chạy bộ là một bài tập cardio tiêu tốn một lượng calories lớn (gần 600 calories trong vòng 1 giờ). Trong quá trình chạy bộ cơ thể sẽ đỗ rất nhiều mồ hôi và từ đó dẫn đến tình trạng mất nước.

Ngoài mất nước ra, việc mất điện giải trong cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt. Đây cũng là lý do tại sao bạn cần phải bổ sung ít nhất 150ml – 200ml nước trong quá trình chạy bộ thì mới đảm bảo cơ thể có năng lượng để hoạt động và tránh mất nước. 

Chóng mặt do hạ đường huyết

Đây nguyên nhân rất phổ biến đối với những ai chạy bộ với một chiếc bụng đói. Nếu bạn có suy nghĩ chạy bộ khi chưa ăn gì sẽ tạo điều kiện cho cơ thể đốt cháy được nhiều mỡ thừa hơn thì đây là một quan điểm rất sai lầm. 

Thức ăn chính là nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và chạy bộ cùng vậy.  Nếu bạn không ăn gì trước khi chạy bộ sẽ gây ra hiện tượng hạ đường huyết với triệu chứng là chóng mặt, run rẩy tay chân hoặc có thể là hụt hơi và buồn nôn. 

Bạn không hạ nhiệt cơ thể trước khi dừng chạy

Thói quen dừng chạy đột ngột khi kết thúc buổi tập cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt sau khi chạy bộ. Lý do là khi bạn dừng lại đột ngột, nhịp tim và huyết áp sẽ tụt xuống rất nhanh, máu đột nhiên không được cung cấp đến tim và các cơ quan khác trên cơ thể dẫn đến cảm giác xây xẩm mặt mày.

Chạy bộ quá sức

Bất kể mục tiêu của bạn là giảm cân nhanh chóng hay tăng cường sức khỏe thì việc tập luyện quá sức không bao giờ là một giải pháp khoa học. Việc có thúc ép cơ thể tập luyện với một thể trạng yếu sẽ khiến bạn cảm thấy chóng mặt, hoa mắt và có thể ngất xỉu.

Bệnh rối loạn nhịp tim

Nếu bạn đang mắc chứng bệnh rối loạn nhịp tim, tức là nhịp tim của bạn có lúc đập rất nhanh có lúc đập rất chậm thì việc chóng mặt khi chạy bộ cũng rất dễ xảy ra. Đây là một nguyên nhân liên quan đến bệnh lý nên tốt nhất bạn hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng chữa trị kịp thời.

2/ Hướng dẫn chạy bộ với máy không bị chóng mặt

Như vậy, việc chạy bộ với máy bị chóng mặt không phải là một hiện tượng quá nguy hiểm với sức khỏe nên bạn không cần phải quá lo lắng. Những hướng dẫn chạy bộ với máy không bị chóng mặt sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này:

Hướng dẫn chạy bộ với máy không bị chóng mặt

– Không bỏ qua phần khởi động: Không chỉ đối với chạy bộ mà với bất kỳ hoạt động thể thao nào, khởi động là một khâu quan trọng mà bạn nhất định không được bỏ qua. Khởi động giúp làm nóng các bó cơ, nhịp tim cũng dần được tăng lên một cách từ từ giúp cơ thể thích nghi nhanh chóng khi bước vào quá trình tập luyện.

– Ăn uống đầy đủ trước và sau khi chạy bộ: Chế độ ăn uống khi chạy bộ vô cùng quan trọng. Trước khi chạy bộ khoảng 30 phút, bạn nên ăn một bữa nhẹ bằng trái cây, bánh mỳ đen, sinh tố,…để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong suốt buổi chạy và tránh tụt đường huyết. Sau khi chạy xong, bạn cần ăn uống đủ chất để các bó cơ được phục hồi và phát triển.

– Chạy với vận tốc thông minh: Để tránh việc chạy bộ với máy bị chóng mặt, hãy chạy bộ với một vận tốc thông minh. Khi mới bắt đầu, bạn nên chạy với tốc độ chậm rồi sau đó tăng dần lên. Khi kết thúc buổi chạy, không được dừng lại đột ngột mà chạy hạ tốc khoảng 5-10 phút rồi mới dừng hẳn.

– Tập luyện vừa sức: Như đã phân tích ở trên, chạy bộ quá sức cũng là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt và buồn nôn. Chính vì thế, không nên quá nóng vội nhìn thấy kết quả mà hãy tập luyện vừa sức, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi. 

Trên đây là những hướng dẫn chạy bộ với máy không bị chóng mặt chi tiết nhất mà Titan Sport muốn chia sẻ đến với quý bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trang bị thêm những kiến thức bổ ích giúp bạn có những buổi tập chất lượng, không bị chóng mặt. Nếu bạn cần thêm tư vấn, có thể liên hệ với Titan Sport qua hotline 0901 635 656 – 0977 165 775

Để lại đánh giá bài viết