Những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym và cách xử lý

chấn thương thường gặp khi tập gym

Gym là một bộ môn thể thao yêu cầu người tập phải tập với cường độ cao và kỹ thuật chuẩn xác. Chính vì thế mà chấn thương khi tập gym là một điều khó tránh khỏi, trong đó vai là bộ phần thường dễ bị đau nhất. Vậy, những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym bao gồm những gì? Cách xử lý và phòng tránh ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết này của Titan Sport.

1/ Những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym bạn cần biết

Trong quá trình tập gym, vai rất dễ bị đau và đối mặt với những nguy cơ chấn thương sau:

chấn thương vai khi tập gym

Chấn thương sụn viền khớp vai khi tập gym

Sụn viền khớp vai là một cấu trúc sụn sợi nằm bao quanh rìa ổ chảo xương bả vai. Sụn viền làm tăng độ sâu của ổ chảo có chức năng chống trượt khớp vai và giúp khớp vai hoạt động với một biên độ lớn.

Sụn viền khớp vai bị rách nguyên nhân đến từ việc bạn bạn chống tay khi té ngã hoặc có thể do bạn xoay, vặn quá mức khi tập luyện. Rách sụn viền là một trong những chấn thương vai thường nhất khi tập gym mà bạn cần lưu ý.

Khi sụn viền bị rách, người tập sẽ cảm thấy rất đau ở vùng cánh tay, thậm chí khi bạn cử động khớp vai có thể phát ra âm thanh lạo xạo.

Chấn thương vai khi nâng tạ

Các bài tập với tạ như nâng tạ, ép ngực, đẩy ngực gây áp lực rất lớn cho khớp AC hay còn gọi là khớp xương đòn hoặc khớp mỏm vai đòn. Khi phải liên tục chịu một áp lực lớn mà không có thời gian để phục hồi hoặc việc nâng tạ không đúng kỹ thuật thì có thể dẫn đến tình trạng rách cơ hoặc gãy xương.

Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến lệch khớp, lúc đó người tập bắt buộc phải dưỡng thương trong một thời gian rất dài. Chấn thương này thường được dân gym gọi chung là vai nâng tạ hay vai người tập tạ.

Chấn thương rách chóp xoay khớp vai

Rách chóp xoay khớp vai là một trong những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym mà bạn tuyệt đối không nên ngó lơ. Ngoài bao khớp, khớp vai còn có một bộ phần gọi là chóp xoay. Chóp xoay được cấu tạo từ 4 loại cơ bao gồm: cơ trên/ dưới gai, cơ dưới vai và cơ tròn bé. Chóp xoay đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong việc vận động của vai và nó chính là bộ phận giúp vai có thể di chuyển tốt.

Chính vì tham gia vào nhiều sự vận động, chóp xoay rất dễ gặp phải chấn thương trong khi tập gym. Nếu không được điều trị kịp thời về lâu về dài có thể dẫn đến đau mãn tính và cứng khớp cơ rất nguy hiểm.

Chấn thương trật khớp cơ vai

Trong khi tập gym, nếu bạn xoay vai quá mạnh thì có thể dẫn đến tình trạng trật khớp vai. Khi đó, chỏm xương ở cánh tay sẽ bị trật khỏi ổ xương ở bả vai và trượt về phía sau hoặc phía trước. Trật khớp vai khiến người tập đau nhức ở vùng vai và có thể đau lan xuống vùng cánh tay. Chấn thương này có thể gây ra hiện tượng bầm tím và những cơn đau rất dữ dội.

>> Bài viết liên quan:

2/ Cách xử lý khi gặp chấn thương vai do tập gym

Như vậy, chúng ta đã điểm qua những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym. Vậy, cách xử lý chứng như thế nào? có nên tiếp tục tập gym hay tạm dừng tập luyện?

Cách xử lý khi gặp chấn thương vai do tập gym

Xử lý chấn thương sụn viền khớp

Đối với chấn thương sụn viền khớp, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để nhận biết được mức độ tổn thương và có cách điều trị kịp thời. Nếu chấn thương nặng, bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Xử lý chấn thương “vai nâng tạ”

Để có thể chữa lành chấn thương “vai nâng tạ”, “vai người tập tạ” thì bạn cần thực hiện theo những lời khuyên sau đây: 

  • Hạn chế tối đa những hoạt động tác động lực vào vùng vai đang bị đau nhức và tổn thương 
  • Ngừng ngay tất cả các bài tập thể hình cũng như các bài nâng tạ. 
  • Có thể uống thuốc chống viêm 

Không nên tự mình chườm đá hay uống thuốc mà bạn nên đến gặp bác sĩ để tiến hành xác định mức độ tổn thương và thăm khám kỹ càng. Bác sĩ sẽ giúp bạn có cách điều trị đúng đắn nhất.

Xử lý chấn thương chóp xoay

Đối với chấn thương chóp xoay, bạn có thể xử lý bằng các lời khuyên sau:

  • Cho phép bản thân nghỉ ngơi 4-5 ngày để khớp cơ phục hồi
  • Nếu tình trạng không quá nặng, bạn không cảm thấy quá đau nhức thì có thể tập các bài giãn cơ nhằm giúp khớp cơ khỏe hơn. 
  • Tránh tập các bài tập cần nâng cơ vai lên cao
  • Nghỉ ngơi vài ngày.
  • Nếu tình trạng đau nhức diễn biến nặng hơn, hãy đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

Xử lý chấn thương trật khớp vai

Nếu bạn bị trật khớp vai khi tập gym, đừng quá lo lắng mà hãy lưu ý một số điều sau để nhanh chóng phục hồi: 

  • Chườm đá lạnh ở vùng cơ bị đau. Bạn tiến hành bỏ những viên đá nhỏ vào túi chườm sau đó tiến hành lăn đều trên da tối đa trong vòng 20 phút. 
  • Tránh vận động nặng, tập nặng. Tốt nhất là bạn nên để cho khớp vai được nghỉ ngơi để phục hồi trong vòng 2-3 ngày.
  • Tránh bất cứ tác động nào lên khớp vai một cách tối đa. Khi ngủ, bạn nên ngủ nghiêng về phía vai không bị tổn thương. 

3/ Phòng tránh chấn thương vai khi tập gym bằng cách nào?

Khi gặp những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym, dù nặng hay nhẹ thì việc điều trị cũng tốn nhiều thời gian và gây đau đớn cho người tập. Vì vậy, tốt nhất bạn nên phòng tránh chấn thương vai khi tập gym bằng những cách sau đây:

Phòng tránh chấn thương vai khi tập gym bằng cách nào?

Khởi động làm ấm cơ khoảng 5-10 phút giúp giảm chấn thương đáng kể

  • Nên có huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm hướng dẫn để có thể tập luyện đúng kỹ thuật. 
  • Không nên tập luyện các bài tập nặng cho vai trong thời gian dài 
  • Nếu có gặp vấn đề đau nhức vai thì bạn cần lập tức dừng việc tập tạ lại và nghỉ ngơi trong một vài ngày. 
  • Tốt nhất thì bạn nên tìm đến bác sĩ nếu thấy những biểu hiện của chấn thương vai khi tập gym

Bài viết này đã giúp bạn điểm qua những chấn thương vai thường gặp nhất khi tập gym, cách xử lý và cách phòng tránh tốt nhất. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích để có những buổi tập an toàn và hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm, liên hệ với Titan Sport qua hotline 0901 635 656 – 0977 165 775

Để lại đánh giá bài viết